Sân bay quốc tế Long Thành tiến độ đến đâu? Sân bay sau khi hoàn thành có tác động thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội người dân? Xem chi tiết qua bài viết sau của đội ngũ Novaworld:
Sân bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất nước, nhưng Tân Sơn Nhất vẫn đóng vai trò là sân bay trung tâm cả quốc tế và quốc nội của khu vực phía Nam.

Sân bay quốc tế Long Thành là dự án xây dựng 1 sân bay quốc tế tại Long Thành tỉnh Đồng Nai, cách Tp HCM 40 km về hướng Đông. Sân Bay xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4F (cao nhất), diện tích xây dựng sân bay 5,000 m2; quanh sân bay là 25,000 m2. Bao gôm 4 nhà ga, 4 đường băng, đáp ứng 100 tr khách & 5 tr tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng vốn đầu tư Giai Đoạn 1 là 109.111,7 tỷ đồng (4.664,89 triệu USD) từ 2021-2025
Sân bay quốc tế Long Thành ở đâu?
Mục lục
Sân bay Long Thành ở tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 43km về hướng Đông Bắc và cách thành phố Biên Hòa 30km về phía Đông Nam.
Việc lựa chọn vị trí quy hoạch sân bay dựa trên những nghiên cứu, đánh giá và kế hoạch chi tiết của những đơn vị có trách nhiệm. Theo đó, khu đất với khoảng cách lý tưởng về các thành phố lớn nhưng không nằm trong khu dân cư đông đúc vừa đảm bảo cho việc di chuyển của người dân, vừa hạn chế những ảnh hưởng từ khói bụi, tiếng ồn đến cộng đồng dân cư xung quanh.
Sân bay quốc tế Long Thành còn sở hữu vị trí nằm gần kề các tuyến đường huyết mạch như: cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu (đã được phê duyệt chủ trương đầu tư). Hơn nữa, bao quanh còn là các khu công nghiệp lớn, thuận tiện cho việc vận tải hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp và nâng cao đời sống xã hội.
Ngoài ra, Sân bay quốc tế Long Thành còn được kỳ vọng trở thành sân bay trung chuyển nằm tại trung tâm Đông Nam Á nhờ khoảng cách địa lý 3 giờ bay đến tất cả các nước khu vực Đông Nam Á. Đồng thời nhanh chóng kết nối đến các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản,…
Tất cả các tỉnh miền Tây & miền Nam muốn di chuyển ra miền Trung, miền Bắc đều phải đi qua Đồng Nai (qua sân bay Long Thành), việc giảm tải ùn tắc giao thông vào sân bay vô cùng quan trọng, vì thế chúng ta có 3 tuyến kết kết chính vào Sân Bay Long Thành.

Sân Bay Long Thành có chiều dài 10 km, chiều ngang 5km, diện tích 5000 m2, cặp song song với cao tốc Long Thành Dầu Giây, quy hoạch đường vào sân bay có 3 tuyến chính:
- Tuyến số 1: kết nối từ QL51 vào chiều dài 3.8 km, 10 làn chính, 6 làn đô thị
- Tuyến số 2: kết nối từ Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây, có chiều dài 3.5 km với 4 làn đường
- Tuyến số 3: kết nối từ Cao Tốc Dầu Giây – Phan Thiết, có chiều dài 8.5 km với 8 là n chính, 6 làn đô thị
Lợi thế thuận lợi di chuyển sẽ giảm tải cho các tỉnh thành miền Nam di chuyển vào sân bay vô cùng dễ dàng: Phan Thiết, Đà Lạt, Long Khánh, Vũng Tàu,… đi cao tốc vào sân bay mà không phải qua các tuyến Quốc Lộ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người dân rất nhiều.
Chủ đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành
Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam ACV
Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 – 2025, 2025 – 2035, 2035 – 2050, giai sau 2050.
Thông tin quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành
Sân bay quốc tế Long Thành có quy mô rộng đến 5.364 hecta, trong đó bao gồm 5.000 hecta phục vụ cho hoạt động bay và 364 hecta còn lại để quy hoạch khu tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng.

Theo chủ trương đã được thông qua vào năm 2015, sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất đạt đến 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Công trình sẽ được chia thành 3 giai đoạn để triển khai với mức đầu tư dự kiến khoảng 336.600 tỉ đồng, chi tiết như sau:
- Giai đoạn 1( 2020 – 2025): Xây dựng nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm và đường cất hạ cánh.
- Giai đoạn 2 ( 2025 – 2035): Nâng công suất nhà ga hành khách lên 50 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu tấn/năm.
- Giai đoạn 2 ( 2035 – 2050): Nâng công suất nhà ga hành khách lên 100 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn/năm.
Tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
Giai đoạn 1 dự án sân bay quốc tế Long Thành hiện đã được khởi công từ cuối năm 2020 với các hạng mục như: rà phá bom mìn, san lấp nền, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hàng rào, một số tuyến đường giao thông kết nối, bãi đỗ xe ô tô, cầu, hầm,… Đến nay, công tác rà phá bom mìn đã hoàn thiện và quá trình san nền thoát nước khu vực nhà ga hành khách, sân đồ tàu đã cơ bản hoàn thành về mặt kỹ thuật.


Tác động sân bay Long Thành đến các bất động sản nào?
Công trình sân bay Long Thành đã được chính thức khởi công vào đầu năm 2021, đây chính là một “làn gió mới” mang đến cho thị trường bất động sản Đồng Nai nói riêng và cả khu vực miền Nam nói chung một động lực để phát triển, mang đến cho nhà đầu tư khôn ngoan những cơ hội hấp dẫn để đón đầu hạ tầng.
Việc khởi công của Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ mang đến công ăn việc làm cho nhiều người dân lao động. Mà còn là đòn bẩy “khuếch đại” sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế giao thương cũng như bất động sản trong khu vực. Điều này đã khiến cho các tập đoàn lớn tại Tp Hồ Chí Minh như: Novaland, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Nam Long,… Đã triển khai rất nhiều các dự án tại đây.
Đây chính là thời điểm vàng mà khách hàng cần nên cân nhắc lựa chọn những dự án tiềm năng tại khu vực Đồng Nai (Aqua City) để mang lại dòng lợi nhuận ưu việt trong tương lai sắp tới. Và tất nhiên, dự án rất đáng để lưu ý tại thời điểm hiện tại chính là “siêu phẩm” Novaworld Hồ Tràm đang được Novaland triển khai.